Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Lễ hội Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt


Lễ hội làng Vân Côn - Hoài Đức - Hà Nội

Lễ hội đua bò 7 núi An Giang

Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.





Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).[1] Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ.

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng,Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.

Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim(Kinh Bắc) phủ Dày,(xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng [2](thành phố Đà Nẵng)...



Khác với các di tích Việt Nam đã được kiểm kê và phân cấp theo quy định, các lễ hội ở Việt Nam chưa được quy định phân cấp bài bản. Có những lễ hội bị biến tướng, trần tục hoá, mở hội tràn lan... nhiều ý kiến đề xuất việc kiểm kê các lễ hội trên toàn quốc để tiến tới phân cấp lễ hội theo các cấp: lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện và lễ hội cấp làng. Theo bà Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá, điểm yếu trong việc quản lý lễ hội hiện nay đó là chưa có cơ sở dữ liệu khoa học và quan điểm tiếp cận đúng.[3] Không nên đánh đồng giữa lễ hội và festival.

Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau. Ví dụ như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc gia 5 năm/ lần. Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Các lễ hội thường được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh như hội Lim, lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Trần (Nam Định)... Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu biểu như lễ hội đền Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) để tưởng niệm người chiêu dân thành lập huyện. Các lễ hội diễn ra ở đình Làng là lễ hội cấp nhỏ nhất, chỉ với quy mô làng, xã


Các lễ hội là di sản văn hóa quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]


Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm:


  • 12 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012 là:
Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), hội Lim[4] (Bắc Ninh), Lễ hội Thổ Hà (Bắc Giang), Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang),, Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa (Khánh Hòa), Lễ hội Gầu Tào (Lào Cai, Hà Giang), Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang (Khánh Hòa), Lễ hội Lồng Tông của người Tày (Tuyên Quang).[5].
  • 4 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 9/9/2013:
Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh,hội làng Đồng Kị(Bắc Ninh)
  • 2 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013:
Lễ hội Roóng poọc của người Giáy (Tả Van, Sa Pa, Lào Cai) và Lễ Pút tồng của người Dao đỏ (Sa Pa, Lào Cai).
  • 10 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2014:
Lễ hội Đền Trần Nam Định, Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình, Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang, Lễ hội Lồng tồng Ba Bể Bắc Kạn, Lễ hội làng Lệ Mật Hà Nội, Lễ hội Khô già của người Hà Nhì đen, Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây - Long An, Lễ hội vía Bà Ngũ hành Long An, Lễ làm chay (Long An), Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được (Quảng Nam).




Lễ hội diều Vũng Tàu là một lễ hội mới du nhập vào Việt Nam

Các chòi hát Quan họ ở hội Lim, Bắc Ninh





Lễ hội cướp phết ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ


Lễ hội làng nghề pháo Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh































































































































Lễ hội truyền thống
Lần đầu tổ chức nămGhi chú





Hà Nội, quận Đống Đa
Lễ hội Đống Đa


Hà Nam, huyện Thanh Liêm
Hội vật Liễu Đôi
tại làng Liễu Đôi

Hà Nội, Sóc Sơn
hội Gióng Sóc SơnNhà Tiền Lê

Hà Nội, Đông Anh
Lễ hội Cổ Loa


Ninh Bình, Gia Viễn
Lễ hội chùa Bái ĐínhNhà Lý

Nam Định, Vụ Bản
Chợ Viềng


Phú Yên, Ô Loan
Lễ hội đầm Ô Loan


Tây Ninh, Đạo Cao Đài
Đại lễ Đức Chí Tôn

Quảng Ninh, núi Yên Tử
Hội xuân Yên Tửthế kỷ 14Thiền phái Trúc Lâm, đến hết tháng 3

Phú Thọ, huyện Tam Nông
Hội phết Hiền Quangần đây

Bắc Ninh, huyện Tiên Du
Hội LimNhà Lê sơ


Hà Nội, huyện Mỹ Đức
Lễ hội chùa Hương


Hải Dương, huyện Chí Linh
Hội chùa Côn Sơntừ thế kỷ 14tưởng nhớ sư Huyền Quang và Nguyễn Trãi

Long An, thị trấn Tầm Vu
Lễ hội làm chay


-
Tết Nguyên tiêu


Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch
Lễ hội chọi trâuthế kỷ 2 trước CNkhông tổ chức từ 1947-2002

Tây Ninh, Núi Bà Đen
Hội Xuân núi Bà


Hà Nội, Hồ Tây
Lễ hội đình Yên Phụthế kỷ 17khôi phục từ 2003

Hà Nội, Đông Anh
Lễ hội Miếu Mạch Lũng


Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn
Lễ hội Quán Thế Âm
Ngũ Hành Sơn


Tiết Thanh minh


Tây Nguyên
Hội đua voi
lớn nhất ở Đắc Lắc, bản Đôn


Tết Hàn thực


Nam Định, Vụ Bản
Hội Phủ Giầy
thờ Mẫu Liễu Hạnh

Thừa Thiên - Huế, huyện Hương Trà
Lễ hội Điện Hòn Chénthế kỷ 16thờ Thiên Y A Na

Hà Tây, Quốc Oai
Lễ hội Chùa Thầy


Ninh Bình, huyện Hoa Lư
Lễ hội Hoa LưNhà Lýtên khác: Lễ hội cố đô Hoa Lư

Ninh Bình, huyện Hoa Lư
Lễ hội đền Thái ViNhà Trần

Hưng Yên, huyện Ân Thi
Lễ hội Nam Trì


Nhiều nơi
Giỗ tổ Hùng VươngNhà Đinhlớn nhất tại Đền Hùng, Phú Thọ

Hưng Yên, Phố Hiến
Lễ hội đền Mẫu
thờ Dương Quý Phi

Hải Phòng, huyện Cát Hải, Thị trấn Cát Bà
Lễ hội Làng cá Cát Bà


Hà Nội, huyện Gia Lâm
Hội Gióng Phù Đổng


-
Lễ Phật Đản
Phật giáo

Nam Bộ
Lễ hội Chol Chnam Thmay
Tết người Khmer

Quảng Ngãi, huyện Lý Sơn
Lễ khao lề thế lính


An Giang, Châu Đốc
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
tại Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam

Hà Nội
Tết Đoan ngọ
Tết giết sâu bọ


Thất Tịch
Ngày lễ tình nhân Đông phương

-
Lễ Vu Lan, Tết Trung Nguyên
báo hiếu cha mẹ

Phan Thiết (Bình Thuận)
Lễ hội Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân)
của Người Hoa, tổ chức vào năm chẵn Tây Lịch

Bình Thuận
Lễ hội Katê
Lễ hội người Chăm, 1 tháng 7 theo lịch Chăm

Hải Phòng, Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu


-
Tết Trung Thu
Tết thiếu nhi

Hải Dương, huyện Chí Linh
Hội Đền Kiếp Bạc
thờ Trần Hưng Đạo

Tây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh
Hội Yến Diêu Trì
Đạo Cao Đài

Bình Thuận, Tiền Giang
Lễ hội Nghinh Ông (Cá Voi)


Rạch Giá, Kiên Giang
Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực


Thái Bình, Vũ Thư
Lễ hội Chùa KeoNhà Lý


Tết cơm mới
Tết song thập

Ninh Bình, huyện Kim Sơn
Lễ hội đền Nguyễn Công TrứNhà Nguyễn

-
Tiễn Ông Táo về trời





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét